Một vài chia sẻ đơn sơ của Lm Giuse Trịnh Duy Suýt, S.J. trong bối cảnh Việt Nam đang dần khởi động lại các hoạt động sau khoảng thời gian giãn cách xã hội. Trong cái nhịp quay về với cuộc sống bình thường, con người ta nhận ra được những điều mới. Tuy cuộc sống sẽ bình thường nhưng đâu đó trong khía cạnh cuộc sống, người ta thấy mới trong đức tin, mới trong tương quan và mới trong cung cách sống.
Chia sẻ
-
-
Phép lành Urbi et Orbi là gì? Phép lành Urbi et Orbi có ý nghĩa như thế nào?
-
Ngay cả với mỗi bạn SVCG Hải Hà, ai dám chắc được khi chúng ta đang sống quen với môi trường cầu nguyện hàng tuần. Nhưng hơn hai tháng nay chưa có một buổi gặp gỡ cầu nguyện, liệu trong mỗi người có xuất hiện những “khoảng cách”. Liệu chúng ta đang được thoải mái với những khoảng thời gian nghỉ ngơi, có còn đâu đó niềm khao khát gặp gỡ nhau và gặp gỡ Chúa qua những buổi cầu nguyện hàng tuần. Có người từng nói rằng: “Nếu tình yêu đủ lớn, thì khoảng cách sẽ trở thành cơ hội yêu thương nhiều hơn”.
-
Người trẻ nói: “Tôi muốn xa lánh tội lỗi. Tôi muốn cố gắng hết mình một lần nữa đề sống theo giới luật của Thiên Chúa. Tôi muốn sống dưới uy quyền của Ngài. Tôi khát khao quyền năng và sự sống của Thần Khí Chúa Giêsu hoạt động trong cuộc đời tôi”. Hiển nhiên là người trẻ, cũng như tất cả chúng ta, có thể sa ngã phạm tội nữa. Tuy nhiên, việc ăn năn hối cải luôn cần thiết cho đời sống thiêng liêng ngày càng tăng trưởng. Chúa Giêsu sẽ vui lòng khi chúng ta quay về, cam kết gắn bó đời mình với Người và với Tin Mừng của Người
-
Đây là một con đường bước theo Chúa Giêsu. Khi bắt đầu sứ vụ, Ngài đã lui vào nơi thanh vắng trong sa mạc bốn mươi ngày để ăn chay và cầu nguyện, chịu ma quỷ cám dỗ. Tôi muốn nói với anh chị em về ý nghĩa thiêng liêng của sa mạc. Sa mạc với ý nghĩa thiêng liêng là gì đối với tất cả chúng ta, ngay cả khi chúng ta sống nơi thành thị, sa mạc nghĩa là gì?
-
ĐỪNG ĐI MUỘN. Hãy nhớ Thiên Chúa luôn chờ đợi bạn để đong đầy tình yêu của Người trong bạn, để nói với bạn, và để tha thứ cho bạn.
ĐỪNG ĂN MẶC KHÔNG PHÙ HỢP. Hãy ý tứ, vì danh dự của chính mình, và vì tôn trọng cả người khác.
ĐỪNG VÀO NHÀ THỜ MÀ KHÔNG CHÀO CHÚA. Khi đến nhà thờ, hãy làm dấu Thánh Giá. Thiên Chúa đang thực sự ở đó, Người vui mừng khi gặp bạn. Hãy cảm ơn Người đã mời bạn đến.
ĐỪNG CẢM THẤY UỂ OẢI KHI PHẢI CÚI MÌNH HAY BÁI QUỲ. Khi đi ngang trước bàn thờ, hãy cúi chào, vì bàn thờ là hình ảnh của Đức Kitô. Khi đi ngang nhà tạm, hãy bái quỳ, vì Đức Kitô đang ở trong đó. -
Một Kitô hữu sống trong thế giới này tìm kiếm điều gì? Chúa Giêsu nói với chúng ta “vì kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó” (Lc 12,34). Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ dồn hết sức cho bất cứ điều gì có giá trị và để tâm đến kho báu của chúng ta. Vậy điều gì được coi là kho báu trong thế giới này? Ai đã hết lòng vì nó? Và điều gì diễn tả một kho báu của người Kitô hữu?
-
Là người Công Giáo, chúng ta không thất vọng hoặc mất niềm tin dù trong hoàn cảnh nào. Nhất là thời khắc khó khăn, Thiên Chúa, Giáo Hội mời gọi con cái mình chạy đến với Thiên Chúa. Tin tưởng nơi Ngài, Ngài sẽ ra tay. Đó là sức mạnh vô hình mà không phải ai, nhất là người trẻ, cũng nhận ra. Bài học trong Tin Mừng, trong lịch sử Giáo Hội cho thấy đức tin lúc nào cũng là bệ đỡ vững vàng cho con người vượt qua mọi thách đố.
-
Cầu nguyện là khoảnh khắc linh hồn gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng luôn hiện diện với ta. Chả lẽ chúng ta chỉ nên gặp gỡ Ngài khi chúng ta muốn hay sao? Không chỉ là cực kỳ bất lịch sự, mà quan trọng hơn, điều đó thật là sai trái: Một mình Thiên Chúa có thể tạo ra niềm vui cho chúng ta, tại thời điểm chúng ta cần nó nhất.
-
Chúa Giêsu đã dạy rất rõ về điểm này: “Khi cầu nguyện anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời” (Mt 6, 7). Điều lạ lùng là lời cầu nguyện không tác động nhiều trên Thiên Chúa, nhưng nó lại tác động nhiều trên chúng ta.